Nhóm bạn trẻ 'giải cứu' những dòng kênh rạch ô nhiễm
Mới đây, sau khi tiếp nhận phản ánh của bạn đọc (BĐ) thông qua Báo Thanh Niên về tình trạng nút giao lớn nhất khu nam TP.HCM (nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) đã thông xe nhưng đường vẫn chưa thoáng, các đơn vị chức năng đã có điều chỉnh.Cụ thể, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp.Trước đó, nhiều BĐ phản ánh sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, hệ thống đèn tín hiệu vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ.Trong sáng 7.2, theo quan sát của PV Thanh Niên, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh, giúp tình hình lưu thông qua khu vực này trở nên thông thoáng.Nhận xét về một thao tác điều chỉnh nhỏ thời lượng đèn tín hiệu có thể giúp giao lộ nhanh chóng thông thoáng, BĐ Khải nêu: "Theo tôi, việc này rất đơn giản và dễ làm. Chịu khó đi quan sát, kiểm tra sẽ thấy thôi. Còn nhiều ngã tư kẹt cứng trong việc phân luồng vì đèn giao thông chưa hợp lý". BĐ namnguyen0144 nhận xét thêm: "Không chỉ đèn tín hiệu, tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ việc phân làn đường chưa khoa học cũng tạo nhiều xung đột".Từ những ý kiến trên, BĐ Thủy đặt vấn đề: "Thời lượng đèn tín hiệu giao thông phải căn cứ từ khảo sát thực tế lưu thông". Cùng suy nghĩ, BĐ Thành Phạm nhận xét: "Không chỉ riêng ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ mà nhiều nút giao khác cũng cần khảo sát, điều chỉnh sao cho phù hợp thực tế. Các đơn vị quản lý nên chủ động tăng kiểm tra chứ đừng để "con khóc mẹ mới cho bú".Tán thành, BĐ Nguyen Anh Nghi cho rằng: "Rất cần thiết để có thêm những điều chỉnh nhỏ như trên nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn, thuận lợi lưu thông trên cả nước".Đa số BĐ hoan nghênh việc các cơ quan quản lý đã nhanh chóng tiếp nhận, khảo sát, phối hợp xử lý những bất cập trong giao thông được người dân phản ánh. Tuy nhiên, không ít BĐ tỏ ý ngại ngần vì "nhiều lúc muốn phản ánh mà sợ không có ai nghe".BĐ Tuấn An nêu: "Bên cạnh việc khảo sát thực tế thì chính ý kiến từ người dân sử dụng hệ thống giao thông mỗi ngày sẽ giúp thu thập thông tin hiệu quả nhất. Tôi cho rằng cơ quan quản lý hạ tầng giao thông của TP.HCM cần có thêm nhiều kênh tiếp nhận đóng góp của người dân"."Chỉ cần kiểm tra hình ảnh camera giao thông là ngồi nhà cũng có thể nắm bắt tình trạng ra sao, cần gì phải đợi báo chí phản ánh mới biết", BĐ Duc Bui nhận xét. BĐ Huỳnh Khư ý kiến thêm: "Lần trước đọc báo, mình có thấy thông tin về quy trình rườm rà chỉ để xử lý việc thay đổi đếm giờ của đèn tín hiệu. Điều này cũng cần được giải quyết thấu đáo".* Còn nhiều đèn giao thông hoạt động chưa hợp lý trong thành phố. Cần quan tâm thêm.Tân Thanh* Khi cài thời lượng đèn tín hiệu thì cũng phải từ thực tế như thế nào, chứ không phải khi dân phản ánh mới chỉnh sửa.Hieu Doan* Đa phần kẹt xe là do cài đặt thời lượng đèn đỏ nhiều hơn đèn xanh. Hieu Nguyen DuyMG làm ô tô điện giá rẻ, dựa trên xe điện bán chạy nhất thế giới
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.
Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Trả lại sự trong sạch cho bóng đá
• Khó nuốt
Trang bị, tính năng: Không nhiều khác biệt
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Điều gì ở đàn ông hấp dẫn phụ nữ?
CLB CAHN đã nối dài mạch trận không thắng ở V-League 2024 - 2025 lên con số 3. Trên sân Hàng Đẫy tối 15.2, đội bóng của HLV Alexandre Polking để hòa CLB Quảng Nam với tỷ số 4-4. Dù đã có tới ba lần vươn lên dẫn bàn, nhưng CLB CAHN bị đối thủ dẫn lại 4-3, để rồi phải chờ tới bàn thắng quý giá ở thời gian bù giờ của Alan Grafite để níu lại 1 điểm."Chúng tôi đã mắc những sai lầm, mất bóng ở những tình huống không cần thiết, ghi 4 bàn nhưng không thể giành chiến thắng. Sau trận đấu, chúng tôi sẽ cải thiện để hướng đến chặng đường phía trước. Đội bóng nào cũng có thể mất điểm. Tôi vẫn tin tưởng 100% các cầu thủ của mình. Cần nhìn nhận ở trận này, CLB CAHN đã mắc lỗi, để cho họ dễ dàng chơi bóng. Chúng tôi sẽ thay đổi và trở lại mạnh mẽ hơn", HLV Polking nhận định về trận đấu.Thủ môn Nguyễn Filip mắc sai sót ở trận này, khi để tuột bóng trong tình huống ra vào trong hiệp 2, tạo cơ hội cho CLB Quảng Nam cân bằng tỷ số 3-3. Tuy nhiên, ông Polking không trách học trò."Nguyễn Filip vẫn là thủ môn tuyệt vời. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng là tư tưởng và sự tập trung, cùng với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Tôi sẽ không chỉ vì vài lỗi mà đánh giá về cầu thủ", HLV Polking khẳng định.Cựu HLV đội tuyển Thái Lan nhấn mạnh thêm: "Khi nhìn vào điều tích cực trong trận đấu, tôi thấy Alan Grafite đã trở lại và ghi bàn. Đây là một kết quả đáng thất vọng, tuy nhiên chúng tôi sẽ quay trở lại phân tích các tình huống, trước mắt là chặng đường dài và cơ hội vẫn còn cho CLB CAHN".Sau 12 trận, CLB CAHN đứng hạng 7 với 17 điểm, kém đội dẫn đầu Nam Định khoảng cách 7 điểm."Tôi hài lòng với màn trình diễn của CLB Quảng Nam trên sân khách, khi chúng tôi phải đối đầu với CLB CAHN vốn đang cạnh tranh chức vô địch V-League và Đông Nam Á. Chúng tôi đã giành chiến thắng trong 97 phút, nhưng thực sự, tôi không nghĩ trận đấu lại có kết quả như vậy", HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bày tỏ.Nhà cầm quân của đội khách đã mất bình tĩnh khi học trò để CLB CAHN gỡ hòa 4-4 ở phút 90+7. Ông Văn Sỹ Sơn cho rằng trước khi Thành Long thực hiện quả tạt từ cánh trái cho Grafite ghi bàn, đã có một cầu thủ Quảng Nam bị chủ nhà CLB CAHN phạm lỗi.Tuy nhiên, VAR đã xem lại tình huống và cho rằng không có va chạm trái luật. Bởi vậy, trọng tài Nguyễn Mạnh Hải đã công nhận bàn gỡ hòa của CLB CAHN. "VAR đưa ra nhận định chính xác nhất về bàn thắng, thẻ phạt, hay các tình huống phạm lỗi. Dù vậy, tôi không hài lòng và bức xúc về công tác trọng tài. Cuộc cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chúng tôi sẽ cố gắng theo đuổi cuộc chơi. CLB Quảng Nam đã chơi đôi công với CLB CAHN, chứ không hề chơi tiêu cực", HLV của đội Quảng Nam kết luận.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn